Tin tức
Tin tức
Triển vọng phát triển e-logistics tại Việt Nam
20/12/2017 10:26
(phân tích)
1.Thương mại điện tử thúc đẩy e-logistics:
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày.
Theo báo cáo của Armstrong and Associates (2017), thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới. Mặc dù hiện chỉ chiếm trên 5% doanh thu toàn thị trường nhưng với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức trung bình của toàn ngành logistics toàn cầu, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới.
Còn theo tính toán của Euromonitor, doanh thu thương mại điện tử năm 2016 của Việt Nam là 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành giao nhận thương mại điện tử chiếm khoảng 10 - 12%. Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng đạt mức tăng trưởng trung bình năm 23% từ năm 2020. Đến năm 2022, doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng 150% hằng năm và đạt 10 tỷ USD/năm.
Sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các thế hệ điện thoại thông mình và tiện lợi, cùng với hệ thống mạng xã hội là những nhân tố sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ở cả phân khúc B2B và B2C trong thời gian tới.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hoạt động thương mại phát triển đang góp phần thúc đẩy hoạt động logistics nói chung và e-logistics trở thành một xu hướng phát triển có nhiều động lực tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiến trình hội nhập tạo điều kiện cho các giao dịch trên một thị trường rộng lớn thông qua thương mại điện tử, hệ thống hải quan tự động cũng thúc đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa, giúp các DN Việt Nam tận dụng các cơ hội cả ở trong nước và trong thị trường chung ASEAN. Theo khảo sát và tính toán của Google và Temesek Holdings (Singapore) trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025. Còn theo Ngân hàng Đầu tư Nomura (Nhật Bản) doanh thu thương mại điện tử B2C và C2C trong khu vực khu vực ASEAN sẽ đạt 36,1 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CARG) đạt 34%. Doanh thu giao nhận thương mại điện tử ước đạt 7 tỷ USD.
2.Triển vọng tại thị trường Việt Nam:
Nắm bắt được xu hướng đó, các công ty logistics lớn đã sớm có sự chuẩn bị và sử dụng e-logistics tại thị trường Việt Nam. Ví dụ đầu tiên phải kể đến là DHL Express, công ty logistics nổi tiếng toàn cầu, với số lượng đơn hàng vận chuyển trong khối thương mại điện tử đã tăng từ 10% năm 2013 lên hơn 20% năm 2016 trong tổng số các đơn hàng quốc tế. DHL Express là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận cũng như quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.
Đầu tháng 10/2017, UPS Việt Nam thông báo tăng cường dịch vụ tại 10 tỉnh thành tại miền Trung và miền Nam đồng thời với việc cải thiện thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực châu Á từ hai ngày xuống một ngày, và hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu từ ba ngày xuống còn hai ngày. Công ty cũng tăng thời gian nhận hàng trễ nhất trong ngày thêm 3 tiếng đồng hồ. UPS đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ nhằm đem lại những dịch vụ cao hơn đối với khách hàng, ttong đó có dịch vụ giao hàng nhanh dành cho gói nhỏ vào sáng sớm, dịch vụ cung cấp thời gian giao hàng dự kiến cũng như theo dõi tình trạng giao hàng, dịch vụ gửi trả hàng quốc tế, hỗ trợ khách hàng tạo nhãn giao hàng và hóa đơn thương mại cho gói hàng được gửi từ một quốc gia và trả về một quốc gia khác được chỉ định. UPS còn cung cấp dịch vụ giúp doanh nghiệp cập nhật quy định về giấy phép, mã số thuế, các biểu mẫu và các dịch vụ này được tích hợp vào trang web của nhà bán lẻ trực tuyến. Với khách hàng sở hữu trang web thương mại điện tử, UPS có thể hỗ trợ tích hợp hệ thống logistics, cho phép thực hiện và theo dõi đơn hàng cũng như đảm bảo trải nghiệm mua sắm dành cho khách hàng. Nếu không tính thị trường Mỹ, 21% dịch vụ giao nhận hàng của UPS trên thị trường quốc tế là B2C. UPS Việt Nam nhận định sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo bứt phá lớn cho lĩnh vực logistics bởi các nhà sản xuất Việt Nam có thể bán hàng trực tiếp tại các nền tảng thương mại điện tử trên toàn thế giới.
FedEx đã đưa ra nhiều dịch vụ theo dõi chuỗi cung ứng và báo cáo trực tuyến. Khách hàng của FedEx Trade Networks có thể có được thông tin chính xác đến từng phút về hàng xuất nhập khẩu trong 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Một ví dụ khác là Tập đoàn Deutsche Post DHL (Đức), với dịch vụ hậu cần thương mại điện tử DHL eComemerce tại Việt Nam (khai trương từ tháng 7/2017). Điểm nhấn chính là việc DHL eCommerce cung cấp dịch vụ như các công ty giao nhận thương mại điện tử hiện nay, kể cả dịch vụ thu tiền hộ, giải tỏa phần nào các trở ngại trong hoạt động B2C và C2C.
Các công ty logistics trong nước cũng đã nhận thức được và đang từng bước đầu tư cho e-logistics. Một ví dụ tiêu biểu như ALS Thái Nguyên đã có những bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dịch vụ vận tải và hệ thống kho hàng. Dịch vụ vận tải được giám sát qua hệ thống GPS thời gian thực, quy trình khai thác hiện đại bằng các trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Thông tin trạng tái từng lô hàng được cập nhật liên tục theo thời gian thực bằng hệ thống PDA, điện thoại thông minh; Kho lưu trữ hàng hóa được quản lý dựa trên hệ thống mã vạch thông minh. Với những nỗ lực đổi mới, ALS Thái Nguyên đã đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ theo tiêu chuẩn của Cục hàng không Việt Nam, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
STM hoạt động dựa trên công nghệ điện toán đám mây, ghi nhớ và xử lý tự động thông minh, cập nhập tức thời và đáp ứng yêu cầu của người dùng thông qua việc cập nhật trạng thái theo quy trình nghiệp vụ vận tải của công ty. Với khả năng tích hợp nhiều tính năng, người dùng có thể quản lý và giám sát tốt từng hoạt động trong chuỗi vận hành và quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động.
1.Thương mại điện tử thúc đẩy e-logistics:
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày.
Theo báo cáo của Armstrong and Associates (2017), thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới. Mặc dù hiện chỉ chiếm trên 5% doanh thu toàn thị trường nhưng với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức trung bình của toàn ngành logistics toàn cầu, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới.
Còn theo tính toán của Euromonitor, doanh thu thương mại điện tử năm 2016 của Việt Nam là 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành giao nhận thương mại điện tử chiếm khoảng 10 - 12%. Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng đạt mức tăng trưởng trung bình năm 23% từ năm 2020. Đến năm 2022, doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng 150% hằng năm và đạt 10 tỷ USD/năm.
Sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các thế hệ điện thoại thông mình và tiện lợi, cùng với hệ thống mạng xã hội là những nhân tố sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ở cả phân khúc B2B và B2C trong thời gian tới.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hoạt động thương mại phát triển đang góp phần thúc đẩy hoạt động logistics nói chung và e-logistics trở thành một xu hướng phát triển có nhiều động lực tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiến trình hội nhập tạo điều kiện cho các giao dịch trên một thị trường rộng lớn thông qua thương mại điện tử, hệ thống hải quan tự động cũng thúc đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa, giúp các DN Việt Nam tận dụng các cơ hội cả ở trong nước và trong thị trường chung ASEAN. Theo khảo sát và tính toán của Google và Temesek Holdings (Singapore) trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025. Còn theo Ngân hàng Đầu tư Nomura (Nhật Bản) doanh thu thương mại điện tử B2C và C2C trong khu vực khu vực ASEAN sẽ đạt 36,1 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CARG) đạt 34%. Doanh thu giao nhận thương mại điện tử ước đạt 7 tỷ USD.
2.Triển vọng tại thị trường Việt Nam:
Nắm bắt được xu hướng đó, các công ty logistics lớn đã sớm có sự chuẩn bị và sử dụng e-logistics tại thị trường Việt Nam. Ví dụ đầu tiên phải kể đến là DHL Express, công ty logistics nổi tiếng toàn cầu, với số lượng đơn hàng vận chuyển trong khối thương mại điện tử đã tăng từ 10% năm 2013 lên hơn 20% năm 2016 trong tổng số các đơn hàng quốc tế. DHL Express là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận cũng như quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.
Đầu tháng 10/2017, UPS Việt Nam thông báo tăng cường dịch vụ tại 10 tỉnh thành tại miền Trung và miền Nam đồng thời với việc cải thiện thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực châu Á từ hai ngày xuống một ngày, và hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu từ ba ngày xuống còn hai ngày. Công ty cũng tăng thời gian nhận hàng trễ nhất trong ngày thêm 3 tiếng đồng hồ. UPS đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ nhằm đem lại những dịch vụ cao hơn đối với khách hàng, ttong đó có dịch vụ giao hàng nhanh dành cho gói nhỏ vào sáng sớm, dịch vụ cung cấp thời gian giao hàng dự kiến cũng như theo dõi tình trạng giao hàng, dịch vụ gửi trả hàng quốc tế, hỗ trợ khách hàng tạo nhãn giao hàng và hóa đơn thương mại cho gói hàng được gửi từ một quốc gia và trả về một quốc gia khác được chỉ định. UPS còn cung cấp dịch vụ giúp doanh nghiệp cập nhật quy định về giấy phép, mã số thuế, các biểu mẫu và các dịch vụ này được tích hợp vào trang web của nhà bán lẻ trực tuyến. Với khách hàng sở hữu trang web thương mại điện tử, UPS có thể hỗ trợ tích hợp hệ thống logistics, cho phép thực hiện và theo dõi đơn hàng cũng như đảm bảo trải nghiệm mua sắm dành cho khách hàng. Nếu không tính thị trường Mỹ, 21% dịch vụ giao nhận hàng của UPS trên thị trường quốc tế là B2C. UPS Việt Nam nhận định sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo bứt phá lớn cho lĩnh vực logistics bởi các nhà sản xuất Việt Nam có thể bán hàng trực tiếp tại các nền tảng thương mại điện tử trên toàn thế giới.
FedEx đã đưa ra nhiều dịch vụ theo dõi chuỗi cung ứng và báo cáo trực tuyến. Khách hàng của FedEx Trade Networks có thể có được thông tin chính xác đến từng phút về hàng xuất nhập khẩu trong 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Một ví dụ khác là Tập đoàn Deutsche Post DHL (Đức), với dịch vụ hậu cần thương mại điện tử DHL eComemerce tại Việt Nam (khai trương từ tháng 7/2017). Điểm nhấn chính là việc DHL eCommerce cung cấp dịch vụ như các công ty giao nhận thương mại điện tử hiện nay, kể cả dịch vụ thu tiền hộ, giải tỏa phần nào các trở ngại trong hoạt động B2C và C2C.
Các công ty logistics trong nước cũng đã nhận thức được và đang từng bước đầu tư cho e-logistics. Một ví dụ tiêu biểu như ALS Thái Nguyên đã có những bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dịch vụ vận tải và hệ thống kho hàng. Dịch vụ vận tải được giám sát qua hệ thống GPS thời gian thực, quy trình khai thác hiện đại bằng các trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Thông tin trạng tái từng lô hàng được cập nhật liên tục theo thời gian thực bằng hệ thống PDA, điện thoại thông minh; Kho lưu trữ hàng hóa được quản lý dựa trên hệ thống mã vạch thông minh. Với những nỗ lực đổi mới, ALS Thái Nguyên đã đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ theo tiêu chuẩn của Cục hàng không Việt Nam, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
STM hoạt động dựa trên công nghệ điện toán đám mây, ghi nhớ và xử lý tự động thông minh, cập nhập tức thời và đáp ứng yêu cầu của người dùng thông qua việc cập nhật trạng thái theo quy trình nghiệp vụ vận tải của công ty. Với khả năng tích hợp nhiều tính năng, người dùng có thể quản lý và giám sát tốt từng hoạt động trong chuỗi vận hành và quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Phân quyền người dùng
Có nhiều bộ phận hoạt động cùng tham gia vào hệ thống nhưng mỗi bộ phận nắm từng vai trò khác nhau và yêu cầu về bảo mật thông tin trong doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản. STM được thiết kế với cơ chế phân quyền sử dụng, mỗi người dùng tùy vào vai trò sẽ chỉ tập trung vào hoạt động của mình, giúp cho việc sử dụng hệ thống trở nên đơn giản, dễ dàng và mang tính bảo mật cao.
- Tối ưu hoạt động điều phối
Hoạt động điều phối thường diễn ra hết sức phức tạp và gây ra nhiều lãng phí nhất trong hoạt động vận tải của công ty. Phương pháp làm việc truyền thống mất rất nhiều thời gian để xác định vị trí tài xế, xác định kế hoạch đơn hàng và nếu có sự cố xảy ra phải tốn nhiều thời gian giải quyết.
STM ứng dụng giải thuật thông mình hỗ trợ người điều phối trong việc lập kế hoạch điều xe theo kế hoạch đơn hàng, các đặc tính về xe, tuyến đường nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, tối ưu hoá vận hành và giảm chi phí hoạt động.
STM ứng dụng giải thuật thông mình hỗ trợ người điều phối trong việc lập kế hoạch điều xe theo kế hoạch đơn hàng, các đặc tính về xe, tuyến đường nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, tối ưu hoá vận hành và giảm chi phí hoạt động.
- Giám sát tài xế bằng Mobile App
Giảm tải công việc của điều độ và giám sát tình trạng vận chuyển dễ dàng và chặt chẽ nhất, STM cung cấp phần mềm Moblie App với giao diện được thiết kế đơn giản để tài xế có thể thao tác nhanh và cập nhật thông tin tức thời:
- Quản lý chứng từ
Thay cho những chứng từ bằng giấy sẽ xảy ra rủi ro như thất lạc, khó đối chiếu thông tin và kiểm toán, STM sẽ giúp việc kiểm soát, nhập thông tin từ chứng từ vào hệ thống nhanh chóng, tiện lợi và việc quản lý, phân tích thông tin trở nên dễ dàng.
- Đánh giá KPI
Với chức năng tự động cập nhập và đánh giá KPI liên tục dựa trên thực tế giúp doanh nghiệp kịp thời đánh giá hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Smartlog còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân tích KPI theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thanh toán và đối chiếu khách hàng, nhà thầu
Sau khi kết thúc vận hành hệ thống sẽ cập nhập tất cả chi phí, doanh thu để đưa ra các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay đối chiếu khách hàng, nhà thầu ngay lập tức và đầy đủ nhất. Thời gian đối chiếu nội bộ giảm rất nhiều và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Như vậy có thể thấy, cả về xu hướng thị trường và năng lực của các doanh nghiệp logistics đều hứa hẹn sự phát triển của e-logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.
VITIC tổng hợp và phân tích
Như vậy có thể thấy, cả về xu hướng thị trường và năng lực của các doanh nghiệp logistics đều hứa hẹn sự phát triển của e-logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.
VITIC tổng hợp và phân tích
Tin mới
• Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng – Khánh Hội (01/10/2024 15:18)
• Hải Phòng: Nhiều cảng biển tăng công suất làm việc lên 200% (24/09/2024 15:16)
• Tuổi trẻ VIMC mang niềm vui tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu 2024 (19/09/2024 17:12)
• Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (11/09/2024 15:50)
• Phát động phong trào 5S toàn Công ty (11/09/2024 10:26)
Tin cũ