Tin tức
Tin tức
Lợi nhuận của các hãng tàu: góp phần làm tăng lạm phát
30/10/2023 11:03
Theo Sea-Intelligence, Trong giai đoạn đỉnh cao về giá vận chuyển hàng hóa vào năm 2021-2022, đã thường xuyên có những lời chỉ trích rằng mức lợi nhuận cao của các hãng vận tải là một nguyên nhân chính gây lạm phát. Vào thời kỳ đỉnh điểm, giá cước vận chuyển cao hơn 200% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng lợi nhuận của các hãng tàu trong năm 2021 và 2022 đạt hơn 400 tỷ USD.
Tuy nhiên, so với giá trị hàng hóa được vận chuyển, lợi nhuận của các hãng vận tải tương đối nhỏ. Điều này đúng ngay cả khi chỉ so sánh với các loại hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng container.
Theo thông tin từ IMF, tỷ lệ lạm phát trung bình toàn cầu về giá tiêu dùng vào năm 2021 là 4,7%, tăng 4,0 điểm phần trăm lên 8,7% vào năm 2022. Khi so sánh lạm phát toàn cầu với lợi nhuận của các hãng vận tải như một phần giá trị hàng hóa thương mại toàn cầu, chúng ta có thể tính toán tác động gây ra lạm phát do lợi nhuận của các hãng vận tải. Một cách đơn giản, sự tăng lợi nhuận của các hãng vận tải từ năm này sang năm tiếp theo có thể xem như lạm phát gia tăng tương ứng trong năm đó.
Như chúng ta thấy trong Hình 1, lợi nhuận tăng thêm của các hãng vận tải chỉ chiếm một phần nhỏ về lạm phát toàn phần mỗi năm. Nhìn chung trong giai đoạn 2020-2022, lạm phát toàn cầu có lũy kế là 17,5%. Trong cùng giai đoạn, lũy kế từ việc tăng lợi nhuận của các hãng vận tải là 0,9%. Ngoài ra, cần lưu ý rằng lợi nhuận của các hãng vận tải giảm mạnh vào năm 2023 sẽ làm tăng thêm yếu tố giảm phát vào lạm phát thế giới.
Theo Sea-Intelligence
(P.KTKD CNHCM dịch và trích dẫn)
Tuy nhiên, so với giá trị hàng hóa được vận chuyển, lợi nhuận của các hãng vận tải tương đối nhỏ. Điều này đúng ngay cả khi chỉ so sánh với các loại hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng container.
Theo thông tin từ IMF, tỷ lệ lạm phát trung bình toàn cầu về giá tiêu dùng vào năm 2021 là 4,7%, tăng 4,0 điểm phần trăm lên 8,7% vào năm 2022. Khi so sánh lạm phát toàn cầu với lợi nhuận của các hãng vận tải như một phần giá trị hàng hóa thương mại toàn cầu, chúng ta có thể tính toán tác động gây ra lạm phát do lợi nhuận của các hãng vận tải. Một cách đơn giản, sự tăng lợi nhuận của các hãng vận tải từ năm này sang năm tiếp theo có thể xem như lạm phát gia tăng tương ứng trong năm đó.
Như chúng ta thấy trong Hình 1, lợi nhuận tăng thêm của các hãng vận tải chỉ chiếm một phần nhỏ về lạm phát toàn phần mỗi năm. Nhìn chung trong giai đoạn 2020-2022, lạm phát toàn cầu có lũy kế là 17,5%. Trong cùng giai đoạn, lũy kế từ việc tăng lợi nhuận của các hãng vận tải là 0,9%. Ngoài ra, cần lưu ý rằng lợi nhuận của các hãng vận tải giảm mạnh vào năm 2023 sẽ làm tăng thêm yếu tố giảm phát vào lạm phát thế giới.
Theo Sea-Intelligence
(P.KTKD CNHCM dịch và trích dẫn)
Tin mới
• Thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (11/09/2024 15:50)
• Phát động phong trào 5S toàn Công ty (11/09/2024 10:26)
• VIMC - Sự cống hiến thầm lặng (14/08/2024 09:16)
• ‘Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’ (05/08/2024 14:13)
• Thông báo tuyển dụng: Phó trưởng Phòng Khai thác - Kinh doanh Logistics Công ty Phụ trách Kinh doanh Đại lý Hàng hải (03/08/2024 07:15)
Tin cũ